Cách chăm sóc gà chọi con đúng cách, làm thế nào cho nhanh lớn hiện đang là điều mà bất cứ người nuôi gà chọi nào cũng cần quan tâm. Chỉ cần cẩn thận và để ý một chút thì bạn sẽ nhận thấy được rằng việc chăm sóc và nuôi gà chọi con này không phải quá khó. Hãy cùng bongda theo dõi cụ thể bài viết được tổng hợp sau đây để anh em có thể hiểu chi tiết hơn về nội dung này nhé.
Cách chọn gà chọi con để nuôi
Đầu tiên, chúng ta cần biết lựa chọn gà chọi con để nuôi. Những con gà này phải là những con gà khỏe mạnh, phản ứng nhanh nhẹn, không xuất hiện dị tật, đặc biệt phải chọn những con có mỏ và chân thật chắc, màng da căng bóng.
Một lưu ý vô cùng quan trọng đó là phải chọn được một chú gà chọi trống ngay từ bé vì chỉ có gà trống mới chiến được. Tuy nhiên, khi gà còn nhỏ để chọn được gà chọi trống là không hề dễ bởi khi mới nở gà con sẽ không có nhiều điểm khác nhau. Khi đó, để phân biệt gà chọi trống và mái bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:
Cách 1: Khi gà mới nở, có thể xem hậu môn của gà
Một cách phân biệt gà chọi trống hoặc mái đực nhiều sư kê chia sẻ đó là xem hậu môn của gà. Nếu trong hậu môn xuất hiện nốt nổi to như hạt gạo thì sẽ là gà trống, Nếu hậu môn không có nốt nổi lên hay bị lõm xuống thì gà con đó sẽ là gà chọi mái.
Có thể chọn gà trống hoặc mái bằng cách xem hậu môn của gà con
Cách 2: Kiểm tra lông cánh gà mới nở
Bạn có thể thực hiện kiểm tra lông cánh của gà mới nở được ít ngày để phân biệt xem là gà chọi trống hay gà chọi mái. Nếu gà con đó có lông mọc đều sẽ là gà chọi trống, trường hợp lông dài ngắn mọc xen nhau thì sẽ là gà mái. Hoặc bạn xòe cánh của gà ra, nếu là gà trống sẽ có hai lớp lông trên cánh, còn là gà mái nếu chỉ có một lớp lông trên cánh.
Cách 3: Thử xem độ phản xạ của gà
Đặt gà con nằm ngửa vào lòng bàn tay, nếu là gà mái thì gà sẽ quẫy đạp và dừng lại sau một lúc, còn gà chọi trống thì sẽ quẫy đạp liên tục. Đây là trường hợp được nhiều người nuôi gà chọi lâu năm áp dụng để phân biệt gà từ khi mới nở.
Dựa vào độ phản xạ của gà để phân biệt gà trống, gà mái ngay từ khi còn nhỏ
Chế độ ăn và uống đối với cách chăm sóc gà chọi con
Thức ăn và nước uống là 2 chế độ dinh dưỡng cần thiết đối với gà, nhất là với gà chọi còn non. Vậy cụ thể cách chăm sóc gà chọi con như thế nào cho hợp lý, dưới đây là chế độ ăn và nước uống người nuôi có thể tham khảo:
Nước uống cho gà chọi con
Nước uống là nhu cầu vô cùng cần thiết của gà chọi con và là một yếu tố không thể thiếu trong cách chăm sóc gà chọi con được khỏe mạnh. Bạn cần sử dụng máng uống gallon để đảm bảo gà con được cung cấp đầy đủ nước.
Thực hiện thay nước thường xuyên 4 lần/ ngày, vệ sinh sạch sẽ máng đựng để đảm bảo sức khỏe cho gà con. Bạn cần pha thêm vào nước uống của gà khoảng 5g đường glucoza cùng 1g vitamin C cho mỗi lít nước uống nhằm tăng thêm sức đề kháng cho gà chọi con.
Thức ăn cần thiết trong chăm sóc gà chọi con
Thức ăn của gà chọi thường là những loại thức ăn tự nhiên dễ kiếm như thóc, gạo, ngũ cốc, động vật thủy sinh, rễ, cây cỏ, côn trùng, giun…Khi mới nở ra được khoảng 2 giờ, họ thường sẽ cho gà con ăn cám công nghiệp bởi cám được nghiền nhỏ, dễ ăn lại đảm bảo được đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của gà.
Đến khi được 1,5 tháng tuổi, chúng ta có thể cho gà con ăn thêm thọc, gạo, cơm, rau, thịt, ếch, nhái, giun…và giảm dần cám công nghiệp. Khi gà đã tách mẹ, lúc này bạn có thể nuôi gà hoàn toàn bằng lúa. Thời gian cho ăn hợp lý là vào khoảng 9h sáng và 4-5h chiều.
Khi gà được trên 6 tháng, cho gà ăn thêm rau, xà lách, giá, cà chua. Bên cạnh đó. Cho gà ăn thêm mỗi tuần khoảng 1-2 bữa thịt bò hay ếch, nhái, lươn. Để hạn chế lượng thức ăn rơi vãi, gây lãng phí, bạn chỉ nên cho một lượng thức ăn vừa đủ vào máng và khi nào hết mới tiếp tục cho vào.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những cách chăm sóc gà chọi con đạt chuẩn
Một số lưu ý trong cách chăm sóc gà chọi con
Để gà con phát triển một cách toàn diện, khỏe mạnh và lớn nhanh, người nuôi cần chú ý một số điểm sau trong cách chăm sóc:
Nhiệt độ úm gà chọi con
Một trong những điều đặc biệt quan tâm trong cách chăm sóc gà chọi con đó là để ý tới nhiệt độ. Khi bạn nhận thấy gà đang tập trung gần bóng đèn, ăn uống ít, hay kêu thì thường gà đang bị lạnh. Lúc này hãy đổi bóng đèn có công suất cao hơn hoặc bổ sung thêm bóng đèn khác.
Trường hợp gà có biểu hiện nháo nhác, tản xa so với đèn sưởi, há mỏ thở, uống nhiều nước, ăn ít đi thì có thể nhiệt độ trong chuồng đang quá cao, lúc này bạn hãy giảm ngay nhiệt độ. Trường hợp gà tụm lại một phía có thể là do gió lùa mạnh, cần thực hiện che chắn cẩn thận lại chuồng trại.
Thời gian chiếu sáng cho gà chọi con
Đây cũng được xem là yếu tố khá quan trọng trong cách chăm sóc gà chọi con được khỏe mạnh. Tuần đầu tiên khi gà mới nở, bạn cần úm gà trong 24h liên tục. Sang tuần thứ 2, thứ 3 giờ chiếu sáng bạn giảm dần xuống 23h, rồi 22h…Trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của gà, cần duy trì thời gian chiếu sáng là 12h mỗi ngày.
Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của gà
Độ ẩm chuồng
Cách chăm sóc gà chọi con tiếp theo đó là bạn nên duy trì đảm bảo được độ ẩm ở mức 60-75% tại chuồng. Mức này sẽ đảm bảo rằng hơi nước trong phân sẽ dễ thoát ra, phân sẽ khô và không gây tình trạng ẩm mốc chuồng gà.
Lưu ý mật độ chuồng úm
Cách chăm sóc gà chọi con đúng cách nữa được đề cập đến đó chính là mật độ chuồng úm. Tuần đầu tiên, bạn có thể tiến hành úm gà con với mật độ chuồng khoảng 50 con/m2. Đến tuần thứ 2, bạn có thể mở rộng để mật độ chuồng trong khoảng 20-25 con/m2 nhằm tạo ra một không gian thoáng mát và dễ dàng di chuyển cho gà hơn.
Thực hiện phòng bệnh cho gà chọi con
Một trong những việc làm cần thiết trong cách chăm sóc gà chọi con đúng cách nữa đó là phòng bệnh tốt cho gà con. Trước khi thực hiện úm gà hay thả gà chọi con vào chuồng nuôi, bạn cấn sử dụng thuốc khử trùng hoặc có thể là vôi bột nhằm tiêu độc chuồng úm.
3 ngày đầu tiên, bạn cần cho gà chọi con uống kháng sinh để phòng những bệnh như CRD, E coli, thương hàn hay viêm rốn. Bên cạnh đó, để gà có sức đề kháng tốt hơn thì nên bổ sung thường xuyên thêm một số loại vitamin A, D, E cùng nước uống của gà. Nếu gà con sinh ra mà bạn nhận thấy bị hở rốn. hãy dùng cồn iot 0,5% hay thuốc xanh methylen 1% bôi lên để sát trùng cho gà.
Thực hiện phòng bệnh cho gà con bằng cách tiêm vacxin và và kháng sinh cho gà
Kết luận
Trên đây là bài viết tổng hợp chi tiết về cách chăm sóc gà chọi con của bongda dành cho những anh em có niềm đam mê nuôi gà chọi. Hy vọng những nội dung hữu ích đó sẽ giúp các bạn hiểu rõ cũng như biết cách chăm sóc để có được những con gà chọi khỏe mạnh, là những chiến kê dũng mãnh trên các đấu trường gà.
Bài viết liên quan:
Mách bạn các tiêu chí đánh giá phần mềm làm lô đề hiệu quả
Khám Phá Phần Mềm Tính Bảng Lô Đề Mới Nhất Hiện Nay
Cách phân biệt phần mềm đánh lô đề online uy tín và lừa đảo
Tại sao nên sử dụng phần mềm cộng bảng lô đề để tính toán?
Phần mềm tính xác suất lô đề chính xác và cách thức hoạt động
Phần mềm tính xác suất lô đề chính xác và cách thức hoạt động
Phần mềm tính tiền lô đề – Khái niệm và cách sử dụng
Ôm lô đề là như thế nào? Những cách thức hiệu quả để ôm lô